Chân núi hay đỉnh núi?
Khoảng cách giữa biết và hiểu (bản chất) bằng từ chân núi đến đỉnh núi. Còn khoảng cách giữa hiểu bản chất và làm được như hiểu bằng từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác xa hơn, cao hơn.
Doanh nghiệp & marketers nghe 3 topic này rất nhiều rồi. Vậy khoảng cách từ chân núi đến đỉnh núi xa hay gần? Và doanh nghiệp thực sự hiểu đúng & làm được cả 3 điểm nêu trên?
Tôi xin trích dẫn quan điểm của một nhân vật rất nổi tiếng trong giới marketing của Mỹ về 3 nội dung trên - ông Sergio Zyman. Ông là cựu giám đốc marketing của Coca-Cola và trong giai đoạn tại vị đã đưa thương hiệu Coca tăng trưởng doanh số đến 35%/năm. Cuốn sách của ông viết “The end of marketing as we know it” có nhắc đến vai trò của chiến lược, khác biệt thương hiệu & sứ mệnh của marketing.
“Chiến lược hoặc không là gì cả”
Câu nguyên văn của Sergio nói: “Without Strategies you cannot go anywhere”. Sergio luôn đề cao vai trò dẫn dắt của một chiến lược. Các công việc tác nghiệp mang tính chiến thuật sẽ trở nên vỡ vụn nếu thiếu vai trò bánh lái của chiến lược đúng.
Những lãnh đạo trực tiếp cầm bánh lái con tàu doanh nghiệp sẽ rất thấm như thế nào là một chiến lược đúng. Kể cả một tay thuyền trưởng lão luyện kỹ thuật cũng sẽ vô cùng hoang mang khi không biết hướng đi con tàu của mình. Hồi làm dự án chiến lược thương hiệu cho Thaco Trường Hải, tôi nhớ mãi câu nói của Chủ tịch Trần Bá Dương: chiến lược quan trọng nhất là định vị được hướng đi đúng, mất 6-7 tháng phân tích đủ các kiểu các bạn cứ làm, miễn là chỉ ra được định vị tiếp theo cho doanh nghiệp. Bình thường một dự án Chiến lược thương hiệu tôi & team RMA chạy cùng lắm là 01 tháng. Nhưng với Thaco là nửa năm. Riêng việc gặp phỏng vấn chuyên sâu với đội ngũ BOD tập đoàn và BOD các doanh nghiệp trực thuộc cũng mất 01 tháng rồi.
Một trong những ấn tượng lớn nhất từ dự án này là tư tưởng & các giá trị về chiến lược của Thaco được hiểu, được thấm & được thực thi rất nhất quán từ trên xuống dưới. Riêng nhà máy của Thaco ở tỉnh Quảng Nam (sản xuất, lắp ráp xe tải, xe bus Thaco; lắp ráp xe Kia, Mazda, Peugeot) đã có 5.000 công nhân và nhân sự cao cấp khá đông. Nhưng khi nói chuyện với các key persons, các anh đều có cùng ngôn ngữ, cùng phong cách như các cộng sự và lãnh đạo trên tập đoàn. Rất ấn tượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét